CẨM NANG MIỀN TÂY P1: TOP 7 ĐẶC SẢN NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ KHI VỀ MIỀN TÂY

CẨM NANG MIỀN TÂY P1: TOP 7 ĐẶC SẢN NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ KHI VỀ MIỀN TÂY

Miền Tây sông nước không còn quá xa lạ với du khách về những điểm tham quan đầy thú vị trong khung cảnh yên bình của một làng quê, người dân thân thiện, chân chất, thật thà. Tuy nhiên, vùng đất phù sa này còn làm du khách phải vấn vương bởi hương vị ẩm thực nơi đây. Bạn hãy cùng Hello Vietnam điểm qua một vài đặc sản miền Tây dưới đây.

Canh chua Cá linh bông điên điển

Cá linh và bông điên điển từ lâu đã trở thành món ăn thân thiết của người miền Tây vào mùa mưa hay còn gọi là mùa nước nổi. Sự kết hợp độc đáo nào có lẽ chỉ ở xứ sở này người ta mới có thể tìm thấy. Vị ngọt từ cá linh, vị chua chua, thơm thơm giòn giòn của bông điên điển chấm với nước mắm mặn pha ớt. Về miền Tây sông nước mà không nếm thử chén canh chua này thì quả thật rất tiếc luôn đấy.

CẨM NANG MIỀN TÂY P1: TOP 7 ĐẶC SẢN NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ KHI VỀ MIỀN TÂY 1

Lẩu mắm Châu Đốc

Một trong những đỉnh cao về ẩm thực của thành phố Châu Đốc chính là lẩu mắm – một thứ lẩu đặc trưng hương vị mắm cốt rất thơm, rất đậm đà được làm từ đôi bàn tay khéo léo và trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ.

Nguyên liệu của lẩu mắm Châu Đốc rất đa dạng, với chừng 35 loại rau đặc trưng của miền sông nước như bông điên điển vàng, bông lục bình tím, đọt choại, rau mác, đọt dớn, rau đắng, bông súng, càng cua, bông so đũa, cải trời, rau dừa… Cùng với những loài cá được thiên nhiên ban tặng cho miền sông nước là cá kèo, cá linh, cá sặc, lươn…

CẨM NANG MIỀN TÂY P1: TOP 7 ĐẶC SẢN NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ KHI VỀ MIỀN TÂY 2

Đặc biệt hồn cốt khiến cho lẩu mắm Châu Đốc trở nên nổi tiếng và trở thành món đặc sản chính là các loại mắm được pha chế dùng trong nồi lẩu. Người Châu Đốc có bí quyết nấu các loại mắm riêng không lẫn với bất cứ đâu, nước mắm không quá mặn nhưng không nhạt; nước đậm vừa đủ ngả màu khi cho vào nước tạo thành nước lèo cho nồi lẩu, vừa sánh nhưng không đặc, tạo sự khác biệt của món ăn.

Cá lóc nướng trui

Có nhiều món ăn được chế biến từ cá lóc nhưng khi nhắc đến miền Tây thì không thể không biết đến món Cá lóc nướng trui trứ danh. Tuy rằng chỉ là món ăn bình dị, nhưng cá lóc nướng trui rất được ưa chuộng không chỉ với người dân miền Tây mà với tất cả những ai đã từng đến với mảnh đất này, bởi thế mới có câu: “Bắt con cá lóc nướng trui – Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”.

CẨM NANG MIỀN TÂY P1: TOP 7 ĐẶC SẢN NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ KHI VỀ MIỀN TÂY 3

Bánh xèo

Bánh xèo là món ăn quen thuộc của người Việt Nam. Hầu như miền nào cũng có bánh xèo, tuy nhiên mỗi miền có cách chế biến đặc trưng khác nhau. Trong số đó, bánh xèo miền Tây được xem là món ăn đặc sắc mang đậm cái hồn của quê hương. Từ nguyên liệu đến cách chế biến đều toát lên mù sông nước thân thương, bình dị.

CẨM NANG MIỀN TÂY P1: TOP 7 ĐẶC SẢN NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ KHI VỀ MIỀN TÂY 4

Nhân bánh xèo miền Tây vô cùng đa dạng, tùy vào sở thích và nguyên liệu sẵn có mà người chiên bánh có thể biến tấu một cách linh hoạt. Thường thì mỗi tỉnh sẽ có nguyên liệu làm nhân khác nhau. Ở Bến Tre, người ta có thể làm nhân bằng củ hũ dừa, nấm mối, ở một số chỗ người ta còn dùng lõi của đầu trái dứa để chiên bánh. Tuy nhiên, quen thuộc và thường được sử dụng nhiều nhất là giá, tôm đất, thịt heo.

Bún cá

Đây là một món ăn phổ biến ở miền Tây với những biến tấu khác nhau như bún cá Châu Đốc, bún cá Kiên Giang, bún cá Sóc Trăng,… Không giống món bún cá của người miền Trung được chế biến từ cá biển, bún cá miền Tây được chế biến từ những con cá lóc béo tròn trên các dòng sông, đồng ruộng ở đây. Tuy là một món ăn bình dị nhưng chứa đựng cả một bức tranh quê hài hòa giữa sắc và vị.

Nhắc đến bún cá, người ta thường nhớ ngay đến món bún cá Châu Đốc trứ danh. Chẳng ai biết xuất xứ của món ăn này, chỉ biết rằng bún cá là một món ăn rất được người dân miền Tây yêu thích. Có lẽ một phần cũng vì hình ảnh miền Tây thường gắn liền với sông nước, nhiều tôm cá nên các món ăn được chế biến từ cá luôn chiếm giữ một vai trò quan trọng trong văn hóa ẩm thực.

CẨM NANG MIỀN TÂY P1: TOP 7 ĐẶC SẢN NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ KHI VỀ MIỀN TÂY 5

Hủ tiếu Sa Đéc

Hủ tiếu Sa Đéc là một trong những đặc sản Đồng Tháp được du khách ưa thích. Rất nhiều du khách có dịp đi du lịch Đồng Tháp đã không quên thưởng thức tô hủ tiếu nóng hổi của xứ Sa Đéc. Hủ tiếu Sa Đéc được lợi thế là ngay tại địa phương có nghề làm bột gạo (nguyên liệu chính cho món hủ tiếu Sa Đéc) truyền thống hơn 100 năm. Nghề làm bột gạo tập trung nhiều nhất ở xã Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Bột gạo Sa Đéc là sản phẩm nổi tiếng của địa phương được dùng làm nguyên liệu cho các món ăn như hủ tiếu, bánh phở, bún ăn liền và được xuất khẩu ra nước ngoài từ trước năm 1975 cho đến nay. Bánh hủ tiếu Sa Đéc được làm từ bột gạo, có màu trắng sữa, cọng to, sợi mềm, độ dai vừa phải và không bị bở. Nếm thử hủ tiếu Sa Đéc, du khách sẽ cảm nhận được trọn vẹn hương vị đậm đà của nước dùng kết hợp với sợi hủ tiếu trong và dai. Tô hủ tiếu sẽ trở nên đầy màu sắc vô cùng hấp dẫn với một ít giá đỗ, cần tây, hẹ, rau thơm…

CẨM NANG MIỀN TÂY P1: TOP 7 ĐẶC SẢN NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ KHI VỀ MIỀN TÂY 6

Bún kèn

Cái tên bún kèn có lẽ còn rất lạ lẫm với nhiều người, đặc biệt là những ai chưa từng đặt chân đến đến các tỉnh Hà Tiên, Kiên Giang, Châu Đốc. Với hương vị thơm ngon và đặc sắc, bún kèn tạo nên nét đẹp độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người miền Tây.

CẨM NANG MIỀN TÂY P1: TOP 7 ĐẶC SẢN NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ KHI VỀ MIỀN TÂY 7

Theo người dân nơi đây, bún kèn là món ăn có nguồn gốc ở Nam Vang nhưng được chế biến theo phong cách của người Việt nên có hương vị riêng biệt. Nếu như ở Châu Đốc, cá để nấu bún kèn là cá lóc đồng thì ở Hà Tiên, người ta thường dùng cá rựa, cá nhồng để nấu. Tuy là đặc sản của vùng Châu Đốc nhưng bún kèn ít được bán ở nhà hàng mà chủ yếu chỉ có ở các quán bình dân.

Bình luận (1)

Avatar
Khám phá khu du lịch Phú Quốc 2 ngày 1 đêm Trả lời
[…] >>> CẨM NANG MIỀN TÂY P1: TOP 7 ĐẶC SẢN NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ KHI VỀ MIỀN TÂY […]